Du lịch sông nước Thác Xuân Sơn

 Thác Xuân Sơn là một điểm du lịch còn chưa được khai thác của huyện Châu Đức bà rịa vũng tàu, trong tương lai đây sẽ là nơi nghỉ ngơi, du lịch sinh thái của du khách, nhất là với lứa tuổi thanh niên, học sinh, sinh viên. Nơi du lịch thật tuyệt vời tại bà rịa vũng tàu.

Thác Sông Ray Còn Có tên gọi là thác Xuân Sơn và nay còn có tên là thác Hoà Bình nằm trên địa phận huyện Châu Đức nhưng tiếp giáp với huyện Xuyên Mộc, do đó có thể đi từ hai lối để đến với thác Xuân Sơn.

thac-xuan-son

Người Châu Ro ở huyện Châu Đức có câu chuyện kể về sự tích Thác sông Ray:
Ngày xa có một ông già người Châu Ro tên là Kiêu có sức khoẻ hơn người. Một hôm Klêu dắt chó vào rừng đi săn. Đi từ sáng cho đến trưa mà chẳng gặp một con thú nào. Bụng đói, chân chồn, mắt hoa, Klêu định tìm bóng mát cây rừng ngả lưng thì bỗng đâu ở phía trước đàn chó săn sủa lên dữ dội. Theo thói quen, Klêu rút tên, giương ná lom khom tiến về phía bầy chó săn đang sủa, nhưng thật lạ Klêu chẳng thấy có con thú nào cả, bầy chó săn càng lúc càng sủa mạnh, bực mình Klêu bèn xua bầy chó ra, có một chiếc lá to bằng bàn tay lật lên, lật xuống đều đặn như có người đang thở vậy. Để ý nhìn kỹ vào vật lạ, rồi tò mò, Klêu lấy mũi tên khều thử vào chiếc lá thì tự nhiên nước ớ đâu phun lên, dựng thành tháp nước khổng lồ, trắng xoá, chảy lênh láng vây quanh Klêu. Còn chưa hết bàng hoàng thì Klêu đã nghe từ trong dòng nước tiếng nói rất to:

– Mẹ Biển! Mẹ Biển! Đưa ta về với Mẹ Biển.

Klêu lặng lẽ bước đi. Lạ thay Klêu đi đến đâu nước cũng theo đến đó, Klêu phải đi vòng vèo, trèo lên, lội xuống qua những tảng đá cao nước cũng vòng vèo uốn lượn chạy theo. Thật lạ là đi như thế mà Klêu không hề thấy mỏi chân. Khi đến rừng T’Dao thì trời tối, Klêu và bầy chó săn cung tìm chỗ nghỉ đêm. Klêu leo lên tảng đá to nằm ngủ. Đàn chó vây xung quanh. Để bảo vệ Kiêu, nước chia thành bảy dòng chảy vây quanh Klêu.
Sợ Klêu đói, bệnh không ai đưa đi gặp Mẹ Biển, nước liền biến sức khoẻ của mình thành không khí để Klêu hít thở nuôi cái bụng.

Sáng sớm hôm sau Kiêu và dòng nước tiếp tục đi về với Mẹ Biển. Đang đi quen địa hình rừng núi cao khi xuống đồng bằng phẳng phiu, nhiều đoạn Klêu phải đu dây rừng mới xuống được. Nếu không đu được dây rừng đành nhẩy vực. Vực thẳm nơi nước nhảy nay là thác Sông Ray.

thac1

Hồ Sông Ray nay là một nơi giữ nước phục vụ cho việc tưới tiêu ở khu vực hạ lưu. Hiện tại khu vực này đang được quy hoạch thành một khu du lịch sinh thái với lợi thế địa hình tự nhiên nư: đối, núi, hồ, suối, thác, rừng cây xanh…

Để đến thác Xuân Sơn, nếu theo đường từ Vũng Tàu qua Bà Rịa đi Long Khánh đến Ngãi Giao, khi gặp Ngã tư đường Đẹp Việt Nam thì rẽ về tay phải, đi tiếp một đoạn sẽ có bảng chỉ đường về thác Xuân Sơn. Nếu đi từ hướng trung tâm huyện Xuyên Mộc tới lối rẽ đi thị trấn Phước Bửu thì rẽ tay trái sẽ đến thác.

thac4

Thác Xuân Sơn vào mùa khô nước trong veo, róc rách theo những ghềnh đá. Lác đác từng lùm si mát rượi cũng làm duyên soi bóng giữa dòng. Hai bên bờ, những gốc si cổ thụ quây quần, rễ dài đan thành võng phủ quanh những tảng đá lớn tạo thành những cái “lều”, “tổ” xanh mát. Đường vào thác có độ dốc sâu, chập chùng đồi bãi như vào thung lũng của Đà Lạt. Những ruộng lúa, bãi ngô, nương sắn liền nhau phủ xanh một vùng, những quả đồi thấp có hình dáng như những chú voi phục quay đầu về thác. Tất cả tạo nên một tổng thể thiên nhiên nên thơ, thanh bình nơi miền thôn dã.

Để mọi người biết đến thác Xuân Sơn nhiều hơn, vừa qua Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tỉnh đã lập quy hoạch chi tiết dự án xây dựng khu du lịch thác Xuân Sơn trở thành khu du lịch sinh thái, cắm trại, nghỉ dưỡng trên cơ sở bảo tồn và tôn tạo nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng, sinh cảnh và nguồn nước. Dự án sẽ gồm nhiều hạng mục như: hạ tầng điện, nước, giao thông của 2 tuyến đường vào từ hướng huyện Châu Đức và huyện Xuyên Mộc, đường dạo ven hồ, khu trung tâm gồm các công trình điều hành, hướng dẫn du lịch, dịch vụ công cộng, xây dựng vườn cây xanh và vườn động vật hoang dã, khu nhà nghỉ dạng bugalow, cây xanh ốc đảo, tuyến cáp.

thac3

Các sản phẩm du lịch bao gồm các loại hoa, cây cảnh của Việt Nam và các loại hình kiến trúc dân tộc thu nhỏ được xây dựng bằng vật liệu đơn sơ ven suối, … Dự kiến đến năm 2010 khu du lịch sinh thái thác Xuân Sơn hoàn thành sẽ hứa hẹn một tiềm năng du lịch mới, góp phần làm phong phú, phát triển thêm loại hình du lịch trên quê hương Bà Rịa – Vũng Tàu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *